Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm cơ tim, tắc nghẽn đường hô hấp và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch Hầu
Tiêm vắc xin giúp cơ thể sản xuất kháng thể, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh bạch hầu xâm nhập và phát triển.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do vi khuẩn bạch hầu cho trẻ.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh (từ 0 đến 3 tháng tuổi) chưa được chủng ngừa đầy đủ trong cùng một gia đình.
- Giảm nguy cơ biến chứng:
+ Bạch hầu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho tim, thần kinh và hô hấp dẫn tới liệt cơ, viêm cơ tim, suy gan, suy thận và dẫn đến tử vong rất nhanh.
+ Ngoài hệ hô hấp, vi khuẩn bạch hầu còn có thể gây tấn công vào da gây nhiễm trùng da với các biểu hiện như mụn nước có mủ ở chân và tay, vùng da xung quanh mụn nước xuất hiện vết loét lớn có thể có giả mạc gây đau đớn cho người bệnh...
Tiêm vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng này.
- Giảm các chi phí phát sinh khi mắc bệnh.
- Bảo vệ cộng đồng: Khi một tỷ lệ lớn dân số được tiêm phòng, khả năng lây lan của bệnh sẽ giảm, bảo vệ những người chưa tiêm phòng hoặc không thể tiêm phòng vì lý do sức khỏe.
Đối tượng cần tiêm vắc xin
Tất cả trẻ em đều cần được tiêm phòng vaccine bạch hầu ở trong dạng phối hợp với các vaccine khác bao gồm 3 mũi cơ bản, cách nhau ít nhất 1 tháng khi trẻ được 2-3-4 tháng tuổi và tiêm nhắc mũi thứ 4 lúc trẻ 18- 24 tháng tuổi. Đối với trẻ lớn, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai, sau đó có thể nhắc mỗi 10 năm/ lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.
Một số loại vắc xin chứa thành phần Bạch Hầu có trong chương trình Tiêm chủng mở rộng hiện nay:
Hiện nay, có nhiều loại vắc xin chứa thành phần bạch hầu, thường được kết hợp với các thành phần phòng ngừa các bệnh khác để tăng hiệu quả và thuận tiện cho việc tiêm phòng. Dưới đây là một số vắc xin phổ biến:
+ Vắc xin 5 trong 1 SII (DPT-VGB-Hib):
Thành phần: Phòng ngừa 5 bệnh bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Haemophilus influenzae type b.
Lịch tiêm: Được tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi, thường tiêm 3 liều cách nhau ít nhất 4 tuần và nhắc lại theo khuyến cáo.
+ Vắc xin DTP:
Thành phần: Chứa vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà.
Lịch tiêm: Thường được dùng tiêm nhắc lại cho trẻ từ đủ 18 tháng tuổi.
+ Vắc xin Td:
Thành phần: Chứa vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu.
Lịch tiêm: Đây là một trong những vắc xin quan trọng được khuyến cáo tiêm chủng định kỳ cho người lớn và trẻ em lớn tuổi để duy trì miễn dịch.
Ngoài ra, còn có 1 số loại vắc xin dịch vụ khác cũng chứa thành phần Bạch hầu như: Hexaxim, Pentaxim, Tetraxim, Boostrix,… giúp ngăn ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả.
Kết Luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Các vắc xin như SII, DTP, Td không chỉ ngăn ngừa bệnh bạch hầu mà còn phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng khác như uốn ván và ho gà. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng và duy trì tiêm phòng đầy đủ là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mọi người.
Nguyễn Hùng Nhơn – Khoa Kiểm soát bệnh tật
- Không chủ quan với bệnh bạch hầu (15.07.2024)
- Bệnh sởi (21.06.2024)
- Băng rôn thông điệp truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết năm 2024 (05.06.2024)
- Hướng dẫn "nhấn còi xe" giúp bé thoát hiểm khi bị kẹt trong xe ô tô (05.06.2024)
- An toàn cho trẻ tại nhà trong kỳ nghỉ hè (05.06.2024)
- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, 7 CẢNH BÁO TRỞ NẶNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (05.06.2024)
- Thông tin 03 công khai năm học 2023-2024 (26.09.2023)
- Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ (12.09.2023)
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh Sốt xuất huyết (12.09.2023)
- Chủ động phòng bệnh Tay Chân Miệng (12.09.2023)
- HỎA TỐC: Về cho học sinh nghỉ học do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rut Corona gây ra (từ ngày 03/02/2020 đến hết ngày 09/02/2020) (02.02.2020)
- PHỤ HUYNH CẦN BIẾT NHỮNG ĐIỀU SAU ĐỂ CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĐẾN TRƯỜNG (18.08.2016)