Trường mầm non Trúc Huy

Trường mầm non Trúc Huy

Trường mầm non Trúc Huy

Trường mầm non Trúc Huy

Nội dung chi tiết

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, 7 CẢNH BÁO TRỞ NẶNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

HIỂU BIẾT VỀ BỆNH TÂY CHÂN MIỆNG

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, lây từ người sang người, chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

I. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

1. Sốt nhẹ, mệt mỏi.

2. Phát ban dạng phỏng nước (lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông).

3. Loét miệng, đau họng, biếng ăn, chảy nước miếng.

II. DẤU HIỆU CẢNH BÁO TRỞ NẶNG

Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng, hãy đưa trẻ đến khám ngay tại cơ sở y tế khi có một trong các sau:

1. Giật mình, hoảng hốt, chới với (trẻ nẩy người, mở mắt rồi liu thiu ngủ lại).

2. Sốt trên 2 ngày hoặc sốt cao.

3. Khó ngủ hoặc ngủ li bì.

4. Quấy khóc liên tục.

5. Da nổi vân tím, yếu tay chân, mạch nhanh;.

6. Run giật tay chân, co giật.

7. Nôn nói nhiều, bỏ bú.

III. PHÒNG NGỪA

Hiện tại chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng.

Phòng bệnh chủ động với biện pháp 3 sạch:

+ Một sạch - Ăn uống sạch: Ăn chín, uống nước chín.

+ Hai sạch - Ở sạch: Thường xuyên lau sạch sàn nhà, các bề mặt như bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang và các vật dụng tiếp túc hằng ngày như đồ chơi của trẻ bằng xà bông hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

+ Ba sạch - Bàn tay sạch: Người lớn và trẻ em thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước. Đặt biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

CN.YTCC Nguyễn Minh Toàn